Tỉnh Bình Thuận sắp sửa “Bùng Nổ” đón sóng du lịch từ Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Các nhà thầu dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đang triển khai 69 mũi thi công trên toàn tuyến. Sản lượng thi công đến ngày 8/11 đạt 63,77% hợp đồng (đạt 73,53% giá trị hoàn thành thông xe kỹ thuật cuối tháng 12/2022).
Ban QLDA Thăng Long vừa cho biết, tiến độ dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây đã đạt gần 64%, trên công trường có hàng nghìn công nhân với 69 mũi thi công ngày đêm thi công.
Thông tin về quá trình thi công dự án cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây, lãnh đạo Ban QLDA Thăng Long cho hay, từ đầu tháng 11, nhiều vị trí đường điện cao thế, trung thế qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận đã được di dời đã tạo thuận lợi đẩy nhanh thi công vào giai đoạn nước rút.
Đại diện liên danh Phương Thành – Cienco4 thi công gói thầu XL02 cho biết, trước đây gói thầu bị vướng cột điện 500Kv tại Km30 nên công tác thi công không được liền mạch.
Cuối tháng 10 ngành điện lực đã di dời xong đường điện. Gói thầu đang vào giai đoạn nước rút chúng tôi tập trung mọi nguồn lực để đưa gói thầu cán đích sớm. Phạm vi vướng công trình hạ tầng kỹ thuật còn lại không đáng kể. Các vị trí còn vướng đường điện trung thế, địa phương đã phối hợp ngành điện lực nâng cao tĩnh không dây điện đảm bảo thi công.
Đối với đoạn tuyến qua Đồng Nai, cuối tháng 10 còn vướng 14 vị trí cột điện trung thế, đường viễn thông, 20 vị trí đường điện dân sinh. Đến nay địa phương đã phối hợp ngành điện lực di dời xong hàng chục vị trí đường điện. Hiện chỉ còn 1 vị trí đường điện dân sinh và 1 vị trí cột camera ATGT đang được gấp rút thi công di dời.
Về tiến độ thi công hiện nay, các nhà thầu đang triển khai 69 mũi thi công trên toàn tuyến. Sản lượng thi công đến ngày 8/11 đạt 63,77% hợp đồng (đạt 73,53% giá trị hoàn thành thông xe kỹ thuật cuối tháng 12/2022).
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài hơn 99km đi qua 2 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai. Tuyến cao tốc này được khởi công vào cuối tháng 9/2020, dự kiến cuối năm 2022 sẽ thông xe kỹ thuật.
Theo kế hoạch dự kiến, cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết hoàn thành cuối năm nay và được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho thị trường bất động sản, du lịch tại khu vực này.
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 99 km, mặt đường hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h. Tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, gồm cả chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư…
Tuyến cao tốc này có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Bình Thuận và các vùng lân cận. Khi hoàn thành, hành trình từ TP HCM đến trung tâm du lịch Phan Thiết – Mũi Né được rút ngắn một nửa, còn 2 – 2,5 tiếng. Cao tốc sẽ kết nối với sân bay Long Thành.
Đưa vào khai thác, thông xe kỹ thuật 4 dự án đường cao tốc Bắc – Nam trước ngày 31-12-2022 – Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây.
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chốt mục tiêu khai thác đường cao tốc Cam Lộ – La Sơn trong tháng 12-2022; thông xe kỹ thuật các dự án cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây trước ngày 31-12-2022.
Yêu cầu đó được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng đưa ra trong thông báo kết luận tại cuộc họp trực tuyến kiểm điểm tiến độ dự án xây dựng đường cao tốc Bắc – Nam phía Đông.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đánh giá sau khi phát động phong trào thi đua “120 ngày đêm”, tiến độ thi công của 4 dự án cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 – 2020 đã có nhiều chuyển biến tích cực, 6 dự án còn lại cũng đạt được các kết quả nhất định.
Để hoàn thành dự án cao tốc Cam Lộ – La Sơn, thông xe kỹ thuật 3 dự án cao tốc Mai Sơn – quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây thuộc dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017 – 2020, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu Ban quản lý dự án đường Hồ Chí Minh khẩn trương hoàn thành các hạng mục trên tuyến chính của dự án Cam Lộ – La Sơn trong tháng 11-2022;
hoàn thành các hạng mục còn lại và hoàn thiện các thủ tục để khánh thành đưa vào khai thác trong tháng 12-2022.
Ban quản lý dự án Thăng Long và Ban quản lý dự án 7 kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công bảo đảm thông xe kỹ thuật các dự án Mai Sơn – quốc lộ 45, Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây trước ngày 31-12-2022.
Để thực hiện mục tiêu trên, ông Thắng giao các ban quản lý dự án tăng cường kiểm tra, đôn đốc các nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, tiến độ theo cam kết, xử lý nghiêm các nhà thầu vi phạm về chất lượng, tiến độ và xem xét không cho tham gia các gói thầu xây lắp dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025.
Tập trung chỉ đạo các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, tài chính, tổ chức thi công “3 ca, 4 kíp” để đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ yêu cầu; các đơn vị tư vấn kịp thời xử lý vấn đề phát sinh bảo đảm không đình trệ thi công vì chưa có hồ sơ thiết kế xử lý…
Với dự án cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2021 – 2025 đã hoàn thành trên 70% và thẩm định trên 40% hồ sơ thiết kế kỹ thuật, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng yêu cầu các ban quản lý dự án tập trung thẩm định, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, dự toán đối với 12 gói thầu dự kiến khởi công trước ngày 15-11-2022, đề nghị Kiểm toán Nhà nước thực hiện kiểm toán trước khi ký hợp đồng xây lắp; chuẩn bị các hồ sơ thi công vào cuối năm 2022;
Phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác bồi thường, tái định cư; cử cán bộ thường trực theo dõi tại địa phương, bảo đảm bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu dự kiến khởi công trước ngày 20-11-2022;
Kiểm soát chặt chẽ việc lựa chọn nhà thầu để chọn được nhà thầu mạnh, có năng lực, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng bán thầu. Giám đốc các ban quản lý dự án chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật và bộ trưởng nếu để xảy ra tình trạng bán thầu và các vấn đề tiêu cực trong lựa chọn nhà thầu…
Hàng loạt vị trí đường điện vừa được di dời tạo thuận lợi cho các nhà thầu thi công cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tăng tốc thi công sớm về đích.
Từ đầu tháng 11, nhiều vị trí đường điện cao thế, trung thế qua hai tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận đã được di dời đã tạo thuận lợi đẩy nhanh thi công vào giai đoạn nước rút.
Theo ông Trần Viết Lai, Phó giám đốc điều hành gói thầu XL02 (Liên danh Phương Thành – Cienco4) cho biết, trước đây gói thầu bị vướng cột điện 500Kv tại Km30 nên công tác thi công không được liền mạch.
“Cuối tháng 10 ngành điện lực đã di dời xong đường điện. Gói thầu đang vào giai đoạn nước rút chúng tôi tập trung mọi nguồn lực để đưa gói thầu cán đích sớm”, ông Lai cho hay.
Cũng theo Ban điều hành cao tốc, phạm vi vướng công trình hạ tầng kỹ thuật còn lại không đáng kể. Các vị trí còn vướng đường điện trung thế, địa phương đã phối hợp ngành điện lực nâng cao tĩnh không dây điện đảm bảo thi công.
Đối với đoạn tuyến qua Đồng Nai, cuối tháng 10 còn vướng 14 vị trí cột điện trung thế, đường viễn thông, 20 vị trí đường điện dân sinh. Đến nay địa phương đã phối hợp ngành điện lực di dời xong hàng chục vị trí đường điện. Hiện chỉ còn 1 vị trí đường điện dân sinh và 1 vị trí cột camera ATGT đang được gấp rút thi công di dời.
Về tiến độ thi công hiện nay, các nhà thầu đang triển khai 69 mũi thi công trên toàn tuyến. Sản lượng thi công đến ngày 8/11 đạt 63,77% hợp đồng (đạt 73,53% giá trị hoàn thành thông xe kỹ thuật cuối tháng 12/2022).
Cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây có chiều dài hơn 99km đi qua 2 tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai. Tuyến cao tốc này được khởi công vào cuối tháng 9/2020, dự kiến cuối năm 2022 sẽ thông xe kỹ thuật.