Tiến độ cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết Bình Thuận
Theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải, dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam đoạn Dầu Giây – Phan Thiết phải thông xe kỹ thuật vào ngày 31/12/2022. Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết dài 99km, mặt đường hơn 32m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h. Tổng mức đầu tư hơn 12.500 tỷ đồng, gồm cả chi phí xây dựng, thiết bị, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư…
Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết nằm trong 4 tuyến thuộc “Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc phía Đông giai đoạn 2017-2020” cùng với các đoạn Mai Sơn – Quốc lộ 45, Cam Lộ – La Sơn, Vĩnh Hảo – Phan Thiết.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, đoạn cao tốc Cam Lộ – La Sơn (98 km) đến nay đã xong khoảng 94,5% giá trị hợp đồng, dự kiến hoàn thành trong tháng 10, đoạn Mai Sơn – quốc lộ 45 (63,3 km) hoàn thành 69,5% khối lượng, đoạn Vĩnh Hảo – Phan Thiết (hơn 100 km), đạt hơn 50,1%, đoạn Phan Thiết – Dầu Giây (99 km), đạt 55,7% khối lượng công việc.
Vừa qua, Bộ Giao thông vận tải phát động thi đua nước rút “120 ngày đêm thông xe kỹ thuật” tính từ ngày 10/9 đến 31/12 dành cho 4 trục đường. Việc này tạo động lực để các nhà thầu tăng tốc đưa các tuyến này về đích đúng hạn.
Tuy nhiên, đến thời điểm này còn đúng 60 ngày nhưng khối lượng công việc trên công trường còn rất nhiều, theo ghi nhận thực tế trên công trường và ý kiến nhận định của các chuyên gia giao thông, nếu không có những giải pháp đột biến dự án khó có thể “về đích” đúng tiến độ.
Theo báo cáo mới nhất của Ban Quản lý dự án Thăng Long (đơn vị quản lý dư án), mặc dù thời hạn phải hoàn thành công trình đã đến cận kề nhưng công tác giải phóng mặt bằng của dự án vẫn còn vướng mắc khi một số hạ tầng đường điện, đường viễn thông, đường ống nước chưa di dời.
Giá trị sản lượng của toàn dự án đến hết ngày 31/10/2022 mới đạt 62,36%; trong đó, gói thầu 1-XL đạt 62,41%; gói thầu 2-XL đạt 62,17% gói thầu 3-XL đạt 62,71% và gói thầu 4-XL mặt dù trước đó luôn dẫn đầu tiến độ so với các gói nhưng đến nay lại bị chững lại đạt 61,86%.
Để đẩy nhanh tiến đọ, đại diện Ban Điều hành dự án cao tốc Phan Thiết – Dâu Giây cho biết, đã có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải đề nghị UBND tỉnh Bình Thuận; UBND tỉnh Đồng Nai chỉ đạo các cơ quan liên quan của địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật.
Ngoài ra, Ban Quản lý dự án Thăng Long đề nghị Bộ Giao thông vận tải xem xét chỉ đạo các cơ quan có liên quan sớm triển khai công tác lựa chọn nhà đầu tư phần thu phí để kịp thời gian đưa vào khai thác trước Tết âm lịch năm 2023 tránh tình trạng xe quá tải hoạt động trên cao tốc gây hư hỏng mặt đường;
Đối với các nhà thầu không đáp ứng chất lượng, tiến độ, lãnh đạo Ban Quản lý dự án Thăng Long cho biết, sẽ kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải không cho phép tham gia các dự án tiếp theo do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, một chuyên gia giao thông nhìn nhận với sản lượng còn lại còn gần 38% trong khi quỹ thời gian còn lại khoảng 60 ngày thì khó có thể hoàn thành được khối lượng thi công trên tuyến chính. Tuy nhiên, nhà thầu không thể vì tiến độ mà đẩy nhanh thi công sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình sau này.
Dự án cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết đi qua địa phận tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai tổng kinh phí đầu tư hơn 12.577 tỷ đồng, là một dự án duy nhất trong tổng 11 dự án thành phần cao tốc Bắc – Nam giai đoạn 2017-2020 được đầu tư đồng bộ chuẩn cao tốc với tốc độ khai thác lên đến 120km/h.
Theo đánh giá của Bộ Giao thông vận tải, cao tốc Bắc Nam đoạn đi qua Bình Thuận và Đồng Nai sau khi hoàn thành sẽ kết nối với cao tốc TP Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, sân bay quốc tế Long Thành và các tỉnh kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần tạo đòn bẩy cho địa phương này phát triển kinh tế – xã hội. Vì vậy, việc hoàn thành sớm dự án có ý nghĩa rất quan trọng.
Riêng thời gian từ TP.HCM đến Phan Thiết từ 5 giờ đồng hồ sẽ rút ngắn chỉ còn 1 giờ 40 phút khi cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây hoàn thành. Nhiều chuyên gia dự báo đây sẽ là đòn bẩy, tác động đến tâm lý dịch chuyển của khách hàng và thu hút lượng khách du lịch lớn từ TP HCM và các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam bộ tới Phan Thiết vui chơi, đầu tư. Các dự án sau khi hoàn thành sẽ tạo nên sự kết nối liền mạch, với khu vực phía Nam, góp phần tăng sức hút cho thị trường bất động sản và du lịch tại khu vực.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, năm 2023 được chọn là năm du lịch quốc gia, sẽ là cơ hội thu hút du khách đến Bình Thuận nhiều hơn nữa. Để phát huy lợi thế “mặt tiền biển”, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tỉnh Bình Thuận sẽ quy hoạch lại không gian ven biển để phát triển một cách bài bản hơn.
Trong đó, đẩy mạnh những loại hình đang có sức hấp dẫn du khách như du lịch thể thao biển, du lịch MICE, du lịch chăm sóc sức khỏe, thể thao bãi biển… Tỉnh cũng sẽ có những chương trình xúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư có tiềm lực, kinh nghiệm, uy tín đầu tư vào tỉnh…
Hiện nay, Bình Thuận đang tập trung phát triển thị trường du lịch nội địa, tăng cường hợp tác liên kết vùng như tứ giác du lịch TP.HCM – Nha Trang – Bình Thuận – Lâm Đồng, vùng Nam Trung bộ, Tây nguyên, Nam bộ. Liên kết với các tuyến du lịch Xuyên Á, con đường di sản Miền Trung, con đường xanh Tây nguyên, đồng thời phát triển thị trường du lịch quốc tế…
Với các chính sách trên, tỉnh Bình Thuận kỳ vọng, ngành du lịch của địa phương này sẽ phát triển bứt phá để sớm trở thành một trong những điểm đến hàng đầu ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.
Đô thị kinh tế du lịch biển Novaworld Phan Thiet đón lượng khách khổng lồ
Đến nay, 2 dự án cao tốc thành phần là Vĩnh Hảo – Phan Thiết, Phan Thiết – Dầu Giây đang dần về đích, dự án cảng hàng không Phan Thiết đang đẩy nhanh tiến độ, cùng với chính sách phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận, đã trở thành “mồi lửa” giúp bất động sản du lịch Phan Thiết nói chung và thị trường bất động sản đất nền Bình Thuận nói riêng tăng nhiệt nhanh chóng.
Trong hàng loạt những dự án tầm cỡ, hiện hữu sống động với quy mô bậc nhất phải kể đến siêu thành phố biển Novaworld Phan Thiet tọa lạc tại vị trí đắc địa trên tuyến đường Lạc Long Quân, xã.Tiến Thành, TP. Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đô thị du lịch biển Novaworld Phan Thiet trên quy mô 1.000ha, trải dài trên 7km đường bờ biển với hàng loạt sản phẩm: Nhà phố, biệt thự home wellness, shophouse thương mại, cụm khách sạn 5 sao và hơn 200 tiện ích đẳng cấp quốc tế…
Sau ba năm, Novaworld Phan Thiet đã chứng minh cho sức bật của đô thị kinh tế du lịch sôi động khi đã đón hàng trăm ngàn lượt khách du lịch, hàng chục ngàn nhà đầu tư. Trong dịp lễ quốc khánh 2-9 mới đây, khu đô thị du lịch này đã đón một lượng khách khổng lồ trên 20.000 người đến vui chơi, tham quan và nghỉ dưỡng. Dự kiến, dịp giáng sinh, tết dương lịch tới đây, con số này sẽ tăng lên đáng kể, nhất là khi cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây được thông xe cuối năm 2022.
Xem tiến độ Novaworld Phan Thiet mới nhất
Chỉ còn 60 ngày cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết sẽ hoàn thành
Novaworld Phan Thiet hiện áp dụng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho dòng sản phẩm thương mại Boutique Shoptel, biệt thự Wow Compound, PGA Golf Villa, biệt thự phong cách Nhật Mizumi và Florida như:
· Ưu đãi chào đón cao tốc 3%
· Tặng gói nội thất lên đến 5 tỉ đồng
· Ưu đãi đối tượng mở rộng lên đến 1 tỉ đồng
· Tặng thẻ hội viên Golf Membership lên đến 35 năm
· Chương trình 3 không: không gốc – không lãi suất – không phí tất toán trước hạn trong vòng 24 tháng.
Mời Quý khách hàng và Nhà đầu tư nhận thêm thông tin về dự án tại đây
.